Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng được Eva Hot chia sẻ ngay sau đây nhằm giúp bé hoàn thiện giai đoạn phát triển vì lúc này cơ thể bé sẵn sàng cho việc đón nhận nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Bởi vậy mà mẹ rất chú trọng tới các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, từ cách chọn lựa nguyên liệu, cách nấu cho đến cách cho trẻ ăn dặm như thế nào cho đúng cách. Eva Hot sẽ cùng mẹ tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên tắc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách
Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn sam. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi.
Để trẻ thích nghỉ dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
Thức ăn bổ sung: Theo ô vuông thức ăn để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm.
Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.
Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).
Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột: thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ
Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.
Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái
Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa.
Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Giai đoạn tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cần nhớ phải thực hiện đúng theo chuẩn dinh dưỡng, cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày. Bao gồm: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất,….
Bé sẽ tiếp tục bú sữa Mẹ và đồng thời cho bé tập ăn dặm. Để trẻ có thể thích nghi dần với các loại thức ăn mới lạ, trẻ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, các Mẹ cần cho trẻ ăn từ từ từng ít một, từ ít đền nhiều, từ loãng đến đặc.
Ví dụ: Bát bột của trẻ 6 tháng tuổi phải bao gồm thực phẩm thiết yếu: Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).
Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột cho thực đơn: thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ
- Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.
- Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
- Theo Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu làm quen với các món ăn dặm. Khi đó, việc chọn thực phẩm và cách chế biến đúng cách cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
Bột đậu xanh cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
- Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
- Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
- Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
- Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa cà phê (dầu ăn cho trẻ 6 tháng tuổi)
- Nước: 1 bát con
Bột tôm
- Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
- Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
- Nước 1 bát con
Bột trứng
- Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
- Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
- Nước: 1 bát con
Bột thịt
- Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
- Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
- Nước: 1 bát con
Bột cá
- Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
- Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê.
- Nước: 1 bát con
Bột gan (gan gà, gan lợn)
- Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
- Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
- Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
- Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
- Nước: 1 bát con
Các mẹ có thể áp dụng công thức được bác sĩ Tường Vi cung cấp sau khi đã cân đối dinh dưỡng phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi, bao gồm các bữa ăn cụ thể trong một tuần.
Mẹ có thể sáng tạo với nhiều công thức khác nhau chỉ cần hợp với bé và đem lại chất dinh dưỡng hợp lý.
Cũng như người lớn, trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong 2 bữa bột chính hàng ngày, các mẹ cần kết hợp đủ các thành phần này.
Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép.
Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.
Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Mỗi ngày, đảm bảo lượng sữa từ 500-700 ml.
Lưu ý cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
- Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm rau củ tiêu biểu như: Cà rốt, súp lơ, khoai tây… và quan sát biểu hiện của bé có bị dị ứng thức ăn.
- Cắt bỏ những phần thừa, già, rửa thực phẩm thật sạch với nước.
- Mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn của bé đảm bảo về lượng và chất tùy theo độ tuổi. Chế biến thực phẩm đảm bảo đủ chín để không mất đi chất dinh dưỡng.
- Hạn chế việc sử dụng máy xay mà thay vào đó mẹ nên dùng rây hoặc vải lọc để giữ nguyên vẹn vị tươi ngon của thực phẩm.
- Không nên cho bé chỉ ăn bột ăn dặm đóng hộp mà nên đa dạng các loại bột cho bé.
- Nấu bột gạo cho bé 6 tháng chỉ nên chọn gạo tám, không pha gạo nếp.
- Bổ sung các loại hạt dạng xay hoặc nghiền nhuyễn trộn vào lúc chế biến bột, nấu chín.
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bú mẹ và ngủ chung với mẹ
- 6h – 8h sáng: Bé tỉnh giấc, mở mắt nằm quan sát xung quanh hoặc ọ ẹ đòi mẹ. Tôi cho bé ti sữa là bé lại ngủ tiếp.
- 8h – 9h sáng: Bé thức giấc và hoàn toàn tỉnh táo. Để tạo thói quen vệ sinh cho con, tôi tập cho bé dùng bô từ tháng thứ 6 và đi vệ sinh ngay khi vừa thức dậy. Sau đó tôi thay tã và quần áo cho bé.
- 9h – 10h sáng: Đặt bé nằm chơi trên sàn, thường thì để con dễ lẫy và vận động, tôi không mặc tã cho bé mà lót đệm chống thấm nước trên thảm.
- 10h sáng: Bé ti mẹ và ngủ một giấc, thường là 45 phút. Đặt bé trong nôi, tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đồ để đưa con cùng đến trường tiểu học – nơi mà tôi nhận làm thêm công việc cấp dưỡng cho các bé.
- 11h15 trưa: Tôi địu bé trước bụng và hai mẹ con đi bộ ra bến xe bus. Bé rất thích thú ngắm nhìn mọi vật xung quanh và cười toe với tất cả mọi người. Nhưng thường bé sẽ ngủ gật ngay trên đường và tôi phải mất khá nhiều năng lượng để đỡ cho con không vẹo cổ.
- Buổi trưa: Trong khi tôi sắp xếp đồ ăn cho các bé thì tôi để con nằm một chỗ với một vài món đồ chơi mang theo. Bé rất ngoan, cười và bibô nói chuyện với các anh chị học sinh mỗi khi được ai hỏi han.
- 2h chiều: Bé ngủ.
- 5 – 6h chiều: Tôi nấu cháo cho bé và chờ cho cha mẹ của các cháu đến đón thì tôi mới xong công việc của 1 ngày. Tôi và con lại ra bến xe bus và về nhà.
- 6h30 – 7h tối: Tôi và con về đến nhà. Lúc này tôi đã mệt nhưng vẫn nhanh chóng chuẩn bị 1 vài món ăn cho bữa tối trong khi bé chơi với bố hoặc nằm trong nôi. Thời gian này, con đã bắt đầu buồn ngủ nhưng tôi cố gắng để bé chơi, vì nếu bé ngủ từ bây giờ thì bé sẽ thức giấc vào giữa đêm. Sau khi chuẩn bị xong bữa tối thì tôi cho con ăn bột ăn dặm.
- 9h tối: Tôi đặt bé nằm trong nôi và dỗ cho con ngủ. Cuối ngày tôi thường cảm thấy mình gần như đã cạn kiệt hết sức lực nên tôi thường đi ngủ sớm. May mắn thay, chồng tôi sẽ giúp tôi làm nốt những công việc còn lại.
- 9h30 tối: Tôi đưa con vào ngủ cùng giường và cho con bú thêm để con ngủ ngon hơn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi webtretho
Những lưu ý cho bố mẹ khi bắt đầu cho con ăn dặm
- Cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau vì vậy lượng thức ăn hay cách lựa chọn thức ăn ở trẻ cũng khác nhau, để bé có thể hấp thu tốt những loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm bố mẹ cần cho con ăn từ từ để con dần thích nghi được với chế độ ăn mới.
- Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
- Thực đơn ăn dặm cho bé nên được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để tránh con hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng cùng 1 lúc.
- Với những bé bị dị ứng thực phẩm mẹ nên lưu ý
- Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé.
- Không cắt sữa mẹ vì thời gian này bé vẫn rất cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
- Không rời mắt khỏi bé khi bé ăn nếu không sẽ không kịp xử lý những tình huống như hóc, nghẹn.
7 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi-webtretho
Cháo bột bí xanh, thịt lợn
Món ăn dặm cho bé này bao gồm: Gạo tẻ, thịt lợn, bí đỏ, dầu ăn
# Cách thực hiện:
- Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.
- Thịt lợn rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.
- Bí xanh gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt lợn, bí xanh rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt.
- Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.
Cháo trứng gà hạt sen
# Cách thực hiện:
- Cà rốt thái nhỏ ninh nhừ cùng hạt sen.
- Cho vào máy xay nhỏ cùng với nước hầm ninh.
- Sau đó đổ vào nồi nấu, thêm phần bột gạo đã xay vào quấy đều cho tan đều.
- Đặt lên bếp quấy đều cho đến khi cháo sôi lục bục và đặc dần lại.
- Trứng gà đập ra bát tách lấy lòng đỏ.
- Cho khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà vào nồi cháo khuấy đều cho đến khi trứng chín là được.
- Tắt bếp cho thêm khoảng 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu oliu vào khuấy đều.
- Đổ cháo ra bát để nguội là bé đã có thể ăn được.
Cháo cà chua + thịt bò + phomai
- Cà chua gọt vỏ thái miếng nhỏ băm nhuyễn. Thịt bò băm nhuyễn
- Cháo trắng nấu trước rồi cho thịt bò và cà chua đã bằm nhuyễn vào nấu sau cùng cho đến khi cháo chín là được, thêm chút dầu ăn vào rồi quấy đều.
- Tắt bếp cho thêm 1 viên pho mai tán nhuyễn quấy đều vào hỗn hợp cháo, đổ ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo gà nấu với mùng tơi
# Cách thực hiện:
- Lườn gà luộc chín thái nhỏ, mùng tơi rửa sạch đem xay cùng thịt gà và nước luộc.
- Bột gạo cho vào hỗn hợp rau thịt
- Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại là được.
- Tắt bếp cho thêm vào cháo 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu gấc, dầu oliu đều được.
Bơ trộn sữa
- Bơ trộn nghiền nhỏ trộn với sữa mẹ hoặc sữa pha sẵn cho bé
Cháo khoai lang thịt gà
# Cách thực hiện:
- Nấu cháo trắng như bình thường sau đó khoai lang gọt vỏ, hấp chín, nghiền nát
- Thịt gà băm nhỏ.
- Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt.
- Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.
- Như vậy đã có món ăn dặm cho bé thơm ngon đầy đủ chất rồi.
Cháo chim câu, đậu Hà Lan, ngô ngọt
# Cách thực hiện:
- Chim câu làm sạch luộc chín cùng đỗ Hà Lan và ngô ngọt.
- Gỡ lấy phần thịt chim rồi băm nhỏ, đỗ Hà Lan và ngô ngọt đem xay nhỏ.
- Lấy nước luộc chim câu và củ quả đem nấu với cháo trắng, cháo chín cho thịt chim vào nấu cùng sau đó cho đỗ Hà Lan và ngô ngọt đã xay vào nấu cùng cháo cho đến khi cháo sôi lục bục trở lại khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
- Cho thêm 1-2 thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ nước vào quấy đều với cháo.
Với những gợi ý trên đây bố mẹ đã có được bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, có thể linh hoạt trong việc kết hợp những thực phẩm này với nhau, tuy nhiên cần lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho con.
Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Theo ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi, cho dù là thời điểm nào thì chế độ dinh dưỡng của bé vẫn phải có đủ chất đạm, béo, đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Trẻ nhỏ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm.
Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý đến thực đơn ăn dặm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần.
Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Cho dù bé ăn dặm kiểu truyền thống hay kiểu Nhật thì sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bé, quan tâm cho bé bú mẹ, nếu mẹ đi làm có thể vắt sữa để nhà cho bé ăn, nếu không đủ mới cho ăn thêm sữa công thức.
Các loại thức ăn bổ sung chỉ là để cho bé làm quen với muỗng thìa và mùi vị thức ăn mới, nên lúc đầu bé có thể ăn rất ít, nhưng rồi số lượng sẽ tăng nhiều hơn.
Chế biến thức ăn theo nguyên tắc là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Bước đầu thức ăn cần được nghiền nhuyễn. Nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước. Có thể cho bé ăn bột hoặc cháo xay từ gạo, bổ sung thêm rau nghiền, trứng, thịt cá… dầu mỡ, hoa quả nghiền.
Nên cho bé ăn từng ít một không nên quá lo lắng vì khẩu phần vẫn có sữa. Sau mỗi ngày bé quen dần sẽ tăng số lượng lên.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của phương pháp này là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống.
Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa; tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường để các loại thức ăn chế biến riêng để giữ nguyên mùi vị, giúp cho bé cách làm quen với từng loại mùi vị khác nhau của thực phẩm.
Còn thức ăn bổ sung theo truyền thống thì thường kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một bát bột hoặc cháo cho bé.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Sữa vẫn là chính, những ngày đầu có thể cho một bữa ăn bổ sung, sau vài ngày tăng thêm một bữa. Thời gian này mẹ vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ.
Cách nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi
Có thể cho ăn bột hoặc cháo nấu với trứng, thịt với rau xanh và dầu mỡ.
Cụ thể: 2 thìa cà phê bột gạo, ½ lòng đỏ trứng hoặc 10g thịt, 1/3 rồi ½ thìa mỡ với 1/3 rồi ½ thìa dầu.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là vấn đề hầu như đều được các bà mẹ rất quan tâm. Sự quan tâm này là khá đúng đắn, bởi những bữa ăn dặm đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với bé.
Những bữa ăn đầu tiên không chỉ góp phần đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé trong giai đoạn này, mà còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ, thể chất và thái độ của bé với việc thu nạp dinh dưỡng của bé về sau.
Giai đoạn đầu, mẹ có thể cho bé ăn bột ăn liền. Thận của trẻ lúc này tương đối yếu. Lượng đạm tăng quá nhanh có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
Vì vậy, mẹ nên tập cho bé ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu 1 bữa, sau tăng thành 2 bữa. Nếu tự nấu thức ăn cho bé, cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần đạm cho phù hợp với lứa tuổi.
Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Thời kỳ ăn dặm các mẹ có thể nấu bột hoặc cháo nấu với trứng, hoặc thịt bò, thịt lợn…hay có thể kết hợp với cách nấu cháo trứng gà bí đỏ, cà chua, củ rền, hạt sen, nấm hương… Như vậy sẽ tạo được cảm giác thích thú khi cho bé ăn.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 – 8 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
Món ăn dặm | Nguyên liệu | Số lượng |
Bôt đậu xanh + bí đỏ | – Bột gạo tẻ: – Bột đậu xanh – Bí đỏ – Mỡ, dầu ăn – Nước |
– 15gr ( tương đương 3 thìa cà phê) – 10gr ( tương đương 2 thìa cà phê) – 4 miếng đã được nghiền nát – 1 thìa cà phê – 1 bát cơm nhỏ |
Bột tôm | – Bột gạo tẻ – Tôm biển tươi (giã nhỏ + bỏ vỏ) – Rau xanh giã nhỏ – Mỡ – Nước |
– 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 15gr (tương đương 3 thìa cà phê) – 2 thìa cà phê – 1 thìa – 1 bát con |
Bột trứng | – Bột gạo tẻ – Lòng đỏ trứng gà hoặc trứng cút – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 10gr: Trứng gà 1 quả còn trứng cút 4 quả – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Bột thịt | – Bột gạo tẻ – Thịt nạc – Mỡ – Nước |
– 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 10gr tương đương 2 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 1 bát con |
Bột cá | – Bột gạo tẻ – Cá quả đã bỏ xương – Mỡ – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 10gr: tương đương 2 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Bột gan | – Bột gạo tẻ – Gan (gà or lợn) đã nghiền nát – Mỡ – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 10gr tương đương 2 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 – 11 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
Món ăn dặm | Nguyên liệu | Số lượng |
Bột đậu xanh + bí đỏ | – Bột gạo tẻ: – Bột đậu xanh – Bí đỏ – Mỡ, dầu ăn – Nước |
– 15gr ( tương đương 3 thìa cà phê) – 15gr ( tương đương 3 thìa cà phê) – 40gr – 4 miếng đã được nghiền nát – 1,5 thìa cà phê – 1 bát cơm nhỏ |
Bột lạc | – Bột gạo tẻ – Lạc rang chín + giã nhỏ mịn – Rau xanh – Nước |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 20gr (tương đương 4 thìa cà phê) – 1 thìa – 1 bát con |
Bột cua | – Bột gạo tẻ – Cua đồng – Rau xanh giã nhỏ – Dầu ăn |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 30gr (tương đương 6 thìa cà phê) – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Bột thịt | – Bột gạo tẻ – Thịt nạc – Mỡ – Nước |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 15gr tương đương 3 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 1 bát con |
Bột tôm | – Bột gạo tẻ – Tôm tươi – Mỡ – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 15gr: tương đương 3 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Bột gan | – Bột gạo tẻ – Gan (gà or lợn) đã nghiền nát – Mỡ – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 15gr tương đương 3 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Bột cá | – Bột gạo tẻ – Cá quả bỏ hết xương – Mỡ – Rau xanh giã nhỏ – Nước |
– 25gr (tương đương 5 thìa cà phê) – 15gr tương đương 3 thìa cà phê – 1 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – 1 bát nhỏ |
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 12 -23 tháng tuổi của viện dinh dưỡng (3-4 bữa/ngày)
Món ăn dặm | Nguyên liệu | Số lượng |
Cháo đậu xanh + đậu đen | – Gạo tẻ: – Đậu xanh hoặc đậu đen – Rau xanh đã thái nhỏ – Mỡ, dầu ăn – Nước |
– 35gr – 20gr (4 thìa cà phê) – 2-3 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo lạc | – Gạo tẻ – Lạc rang chín + giã nhỏ mịn – Rau xanh – Nước |
– 50gr (10 thìa cà phê) – 20gr (4 thìa cà phê) – 3 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo lươn | – Gạo tẻ – Lươn – Rau xanh giã nhỏ – Mỡ hoặc dầu ăn – Dầu ăn |
– 40gr (8 thìa cà phê) – 25gr (5 thìa cà phê) – 2-3 thìa cà phê – 1,5 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo thịt | – Gạo tẻ – Thịt gà ta – Rau xanh thái nhỏ – Mỡ hay dầu ăn – Nước |
– 50gr (10 thìa cà phê) – 25gr ( 5 thìa cà phê) – 2 – 3 thìa cà phê – 2 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo tôm | – Gạo tẻ – Tôm tươi bóc vỏ giã nhỏ – Mỡ – Rau xanh thái nhỏ – Nước |
– 40gr (t8 thìa cà phê) – 25gr (5 thìa cà phê ) – 2 tthìa cà phê – 2 – 3 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo trứng | – Gạo tẻ – Trứng gà – Mỡ – Rau xanh thái nhỏ – Nước vừa đủ |
– 40gr (8 thìa cà phê) – 1 quả – 2 thìa cà phê – 2 – 3 thìa cà phê – vừa đủ |
Cháo cá | – Gạo tẻ – Cá chép luộc chín gỡ hết xương – Mỡ – Rau xanh thái nhỏ – Nước |
– 40gr (8 thìa cà phê) – 25gr (5 thìa cà phê) – 1,5 thìa cà phê – 2 – 3 thìa cà phê – vừa đủ |
Trên đây là những chia sẻ về thực đơn ăn dặm (bổ sung) cho trẻ của viện dinh dưỡng. Giờ thì hãy bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và chế biến những món ăn dặm ngon – bổ dưỡng cho trẻ. Mong rằng những kiến thức này là bổ ích với các mẹ.