Thuyết minh về hồ gươm chi tiết nhất! Bạn cần biết

Hồ gươm luôn là một địa điểm du lịch hấp dẫn mỗi khi bạn đến Hà Nội. Với đề tài là thuyết minh về Hồ Gươm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh lam thắng cảnh nổi tiếng đầy huyền bí.

Ghé thăm bloghochanh.com để có thể xem những bài văn  mẫu khác hay hơn bạn nhé.

thuyết minh về Hồ Gươm

Đến với thủ đô Hà Nội không thể bỏ qua Hồ Gươm, hay còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây không chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp mà còn mang trong mình những huyền tích nói về lịch sử đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

Từ rất lâu đời Hồ Gươm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây.

Không những vậy Hồ Gươm cũng được phác họa trong thơ ca nhạc họa như một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

“Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao”

Hồ Gươm với tên gọi khác là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Lục Thủy nằm ở quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng là địa danh của thủ đô mà nơi đây còn gắn liền với những truyền thuyết, những câu chuyện huy hoàng trong lịch sử.

Ngày ấy nước ta bị giặc Minh đô hộ, chúng hết sức bạo ngược gây bao nhiêu khổ đau cho dân chúng. Bởi vì ban đầu thế yếu, lực mỏng nên nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy vẫn thường bị thua.

Thấy vậy Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Tình cờ thay có một người đánh cá tên là Lê Thận sau ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, sau khi nhìn kỹ lại thì mới biết đó là một lưỡi gươm.

Không lâu sau đó, Lê Lợi bị giặc đuổi giết rồi chạy vào rừng. Tại đây người bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa.

Sau khi về nhà đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì lại vừa như in, khi đó người biết đó là gươm thần. Kể từ lúc có gươm thần, nghĩa quân liên tiếp gặp thắng lợi và đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau đó, trong một lần đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, người bắt gặp Rùa Vàng được Long Quân sai lên đòi lại gươm thần. Vì sự tích như thế nên hồ Tả Vọng bấy giờ đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ gươm thời nay.

Đến với Hồ Gươm bạn hoàn toàn có thể tận hưởng cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp tuyệt vời mà còn là dư âm của lịch sử ngàn năm của đất nước ta. Khi đặt chân đến đây ai ai cũng tưởng nhớ lại sự tích Hồ Gươm năm xưa với người anh hùng Lê Lợi.

Kiến trúc của Hồ Gươm bao gồm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Chiếc cầu thê húc có màu đỏ đặc trưng cùng hình dáng cong thoai thoải, chỉ có một quãng đường ngắn nhưng lại là con đường duy nhất cho du khách đi vào đền Ngọc Sơn.

Nơi trung tâm Hồ Gươm chính là tháp Rùa đứng sừng sững qua bao nhiêu năm. Tháp rùa được xây dựng khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên gò Rùa. Lối kiến trúc thiết kế ngày đó vẫn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nhiều. Tháp có hình dáng chữ nhật.

Tầng một của tháp Rùa có chiều dài 6,28 mét tại 2 mặt hướng Đông và Tây, mỗi một mặt đều có 3 cửa hướng ra. Còn chiều rộng là 4,54 mét và mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây theo hình dạng cuốn, đỉnh thuôn nhọn.

Tầng hai có chiều dài 4,8 mét và chiều rộng 3,64 mét. Tiếp đến tầng ba có chiều dài 2,97 mét và chiều rộng 1,9 mét. Phía bên trên cửa gồm có 3 chữ Quy Sơn tháp, hay còn được gọi là tháp Núi Rùa. Ngoài ra vẫn còn có tầng đỉnh có nét giống với một vọng lâu, mỗi bề dài 2 mét.

Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở phía Bắc hồ, ngày xưa có tên là Tượng Nhĩ. Ngày xưa khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã đặt tên là Ngọc Tượng.

Thời nhà Trần lại được đổi tên là Ngọc Sơn. Nơi đây thờ thần Văn Xương, người là ngôi sao chủ việc văn chương khoa củ và thờ Trần Hưng Đạo.

Ngoài ra xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác cũng được đặt quanh hồ như Tháp Bút, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu,… Những di tích này cho đến nay đều đã được tu sửa khang trang và đẹp đẽ hơn nhiều.

Đến với quang cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của Hồ Gươm chúng ta còn được ngập chìm trong những di tích, hòa mình cả nhận hơi thở lịch sử của cha ông ta. Quanh thành hồ là hình ảnh xanh mướt của những rặng liễu phủ bóng dài che mát.

Hay những chiếc ghế đá được đặt quanh đây để du khách có chỗ nghỉ ngơi và hóng gió. Hình ảnh của Hồ Gươm chính là hình ảnh ngập tràn trong sắc nước và màu xanh ngát của cây cối.

Nếu đã một lần đến nơi đây thì người ta sẽ không thể nào quên được những nét đẹp của người dân nơi đây. Của những cô bán hàng hay chuyện bán bên vỉa hè để trang trải cuộc sống. Chiều đến là khoảng thời gian những cụ bà, những em bé ngồi trên chiếc ghế đá hóng mát và đi dạo quanh hồ.

Nơi đây không chỉ mang trong mình những dấu ấn lịch sử của dân tộc mà còn là hồn, là hơi thở của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm không chỉ là nơi dành cho khách du lịch mà còn là nơi che chở cho những con dân của thủ đô. Bất kể là vì gánh mưu sinh hay những người đến ngắm cảnh, tập thể dục hoặc dạo chơi.

Nhờ có những hoạt động tấp nập ấy mà Hồ Gươm dù tuổi đời đã lớn nhưng không bao giờ già đi, mỗi ngày vẫn trở nên tấp nập sinh động hơn.

Dù cho thời gian có trôi qua bao lâu, đất nước ta ngày càng phát triển hùng mạnh thì Hồ Gươm vẫn mãi sừng sững đứng đó.

Hồ Gươm vẫn luôn đẹp và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất cả nước thu hút khách du lịch từ khắp nơi. Những giá trị vĩnh hằng của Hồ Gươm đã trở thành một phần hồn của thủ đô Hà Nội.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài nghiên, tháp bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Những câu thơ này sẽ mãi vang vọng trong tim những người dân yêu quý thủ đô và cả những người con xa xứ.

Mong rằng những người con dân của nước Việt Nam ta sẽ không bao giờ quên đi sự tích Hồ Gươm và nét đẹp lịch sử của nó. Nếu có cơ hội hãy một lần đặt chân đến đây và tận mắt cảm nhận Hồ Gươm.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết thuyết minh về Hồ Gươm. Đây là một trong những chủ đề hay nhất về danh lam thắng cảnh có yếu tố lịch sử cao.

Rate this post

Trả lời